Hotline:

Loại hũ nhựa đựng thực phẩm nào có thể dùng được nhiều lần

Hiện nay, nhiều người thường có thói quen sử dụng các loại hũ nhựa đựng thực phẩm nhưng lại không biết chúng có gây hại cho sức khỏe hay không. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề trên.

Có nhiều loại bao bì nhựa là các hóa chất cao phân tử (polymer), chúng được phân loại về độ an toàn, phạm vi sử dụng. Đặc biệt, phần kí hiệu được ghi phía dưới đáy chai sẽ giúp người dùng phân loại mức độ an toàn của bao bì nhựa mà mình đang dùng.

Loại hũ nhựa thực phẩm nào có thể được dùng nhiều lần?

Mã của đồ nhựa được đánh số từ 1  đến 7 và bao quanh là kí hiệu hình tam giác cùng các mũi tên. Chúng ta cần dựa vào các kí hiệu đặc biệt này để biết được đặc tính của nhựa, phạm vi sử dụng, có nên dùng để đựng thực phẩm hay không... Hiện nay nhựa có 7 mã sau:

Mã số 1: Nhựa polyethylene terephthalate (viết tắt PET hoặc PETE).

Mã số 2: High-density polyethylene (HDPE).

Mã số 3: Olyvinyl chloride (PVC), còn gọi nhựa vinyl (V).

Mã số 4: Low-density polyethylene (LDPE).

Mã số 5: polypropylene (PP).

Mã số 6: polystyrene (PS).

Mã số 7: polycarbonate (PC).

Trên 7 mã số trên, chỉ có mã số 1, 2 và 5 được dùng để đựng thực phẩm. Trong đó, nhựa số 1 thường được chế tạo thành chai đựng nước uống, nước ngọt đóng chai... và chỉ đảm bảo chất lượng cho một lần sử dụng duy nhất. Bởi vậy, bạn không được tái sử dụng loại nhựa này.

chai lọ hũ nhựa

Nhựa mã số 5 thích hợp làm bao bì thực phẩm

Loại nhựa số 2 và nhựa số 5 là sự lựa chọn thích hợp nhất cho bao bì thực phẩm. Nhựa số 2 có tính chất cứng thường được dùng để sản xuất bình sữa, đồ chơi... một số túi nhựa còn có thể được tái sử dụng. Nhựa số 5 thích hợp để đựng thực phẩm, màng bọc thực phẩm và cũng rất an toàn nếu tái chế, tái sử dụng. Nếu dưới đáy các sản phẩm có kí hiệu số 2 và số 5 thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng.

Đặc biệt, loại nhựa số 3 và số 7 chứa rất nhiều các chất phụ gia, gây hại cho sức khỏe con người, bởi vậy bạn cần tránh xa, không dùng để làm hũ nhựa đựng thực phẩm hoặc các sản phẩm khác.

Một số chất phụ gia độc hại có thể có trong bao bì nhựa

Để đúc khuôn, tạo dáng cho bao bì nhựa, người ta thường cho thêm chất hóa dẻo plasticizer, là các hóa chất thuộc nhóm “dẫn chất phtalat” như dibutyl phtalat (DBP), monobutyl phtalat (MBP), diethylhexyl phtalat (DEHP), benzylbutyl phtalat (BZBP), ... Các dẫn chất phtalat không được sử dụng trong thực phẩm và dược phẩm, nhưng có thể được sử dụng làm chất hóa dẻo cho các bao bì nhựa dẻo. Tuy nhiên, nếu bao bì đựng thực phẩm bị đun nóng ở nhiệt độ cao, các dẫn chất phtalat sẽ bị bị thôi nhiễm vào thực phẩm, đi vào trong cơ thể con người gây hại rất lớn cho sức khỏe. Đặc biệt, nếu bé gái bị nhiễm dẫn chất phtalat sẽ bị dậy thì sớm trước tuổi.

hũ nhựa đựng thực phẩm

Dẫn chất Phlatat rất có hại cho sức khỏe con người

Một loại phụ gia khác có thể có trong bao bì nhựa là bisphenol-A (BPA), được tráng bên trong đồ nhựa để bảo quản, chống thẩm thấu và ăn mòn. Đặc biệt, loại nhựa số 7, nhựa PC thường chứa chất phụ gia này. Chúng có thể bị thôi nhiễm khi bao bì nhựa gặp nhiệt độ môi trường cao hoặc tiếp xúc với thực phẩm có tính acid mạnh. Phụ gia BPA có thể gây rối loạn hệ nội tiết, từ đó xáo trộn nghiêm trọng đến  chức năng sinh sản và sự tăng trưởng, thậm chí có thể gây ung thư...

Vì vậy để đảm bảo sức khỏe, bạn cần tìm hiểu thật kỹ các thông số trên bao bì, nên dùng các loại hũ nhựa thực phẩm an toàn, có thể tái chế, tái sử dụng như loại nhựa số 2 và số 5.