Hotline:

Công thức tính giá thành cho sản xuất bao bì bạn nên biết

Trong kinh doanh, việc tính toán chi phí bỏ ra để cân đối giữa thu và chi là điều hết sức cần thiết. Chi phí dành cho sản xuất bao bì cũng chiếm một phần không hề nhỏ trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Vậy công thức tính giá thành cho sản xuất bao bì như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Nếu một công ty sản xuất nhiều chai, lọ, hũ nhựa đựng thực phẩm… với các kích thước khác nhau thì có thể đánh giá theo phương pháp tỉ lệ. Nếu công ty sản xuất cả chai lọ nhựa, bao bì nhựa cùng nhiều loại khác nhau thì cách tốt nhất là áp dụng phương pháp hệ số.

Nếu công ty bạn sản xuất nhiều chai, lọ nhựa với các cỡ khác nhau thì bạn tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ. Còn nếu sản xuất cả chai lọ, hay hũ nhựa đựng thực phẩm bằng nhựa, bao bì nhựa... nói chung nhiều loại khác nhau thì bạn áp dụng phương pháp hệ số.

Đầu tiên: Về đối tượng tập hợp chi phí

- Đối tượng để tập hợp chi phí là toàn bộ quá trình sản xuất công nghệ hoặc cũng có thể là từng giai đoạn nhỏ của một quá trình.

- Đối với các sản phẩm sản xuất đơn lẻ hoặc theo đơn của khách hàng thì đối tượng chính là sản phẩm đơn hoặc toàn bộ hợp đồng đó.

Bạn cần phân biệt giữa đối tượng tính giá thành và đối tượng tập hợp chi phí: Đối tượng tính giá thành đơn giản là những sản phẩm đã hoàn thiện của từng giai đoạn hoặc của cả quá trình công nghệ. Trong khi đó, đối tượng tập hợp chi phí lại là toàn bộ quá trình công nghệ hoặc từng giai đoạn.

Bài viết đọc thêm Cách phân biệt các loại nhựa dùng trong công nghiệp bao bì

chai lọ dược phẩm

Có nhiều phương pháp tính giá thành cho sản xuất bao bì nhựa

Thứ hai: Phương pháp tính chi phí sản phẩm còn dang dở

Thực tế, có rất nhiều phương pháp tính giá sản phẩm còn dang dở nhưng phương pháp: Tuỳ theo đối tượng tính giá thành mà lựa chọn phương pháp đánh giá sản phẩm dang dở cuối kỳ là: Đánh giá sản phẩm dang dở theo chi phí bỏ ra để mua nguyên vật liệu trực tiếp:

Tính theo phương pháp này, toàn bộ giá trị sản phẩm dang dở được tính theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, trong khi các chi phí khác được xem như không có giá trị sản phẩm dang dở cuối kỳ.

Giá trị sản phẩm dang dở cuối kỳ = [(Chi phí nguyên vật liệu dở đầu kỳ + chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong kỳ)/ (Khối lượng sản phẩm hoàn thành + khối lượng sản phẩm dang dở)] * Khối lượng sản phẩm dang dở cuối kỳ]

Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp thường áp dụng phổ biến phương pháp tính giá trị sản phẩm dang dở theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương:

Theo phương pháp này thì chi phí nguyên vật liệu trưc tiếp dang dở cuối kỳ = [(dở đầu kỳ + phát sinh trong kỳ)/ (sản phẩm hoàn thành + sản phẩm còn dang dở)] * khối lượng sản phẩm dở.]

Các chi phí còn lại như nhân công, chi phí chung… sẽ được tính theo công thức:

Dở cuối kì = [(Dở đầu kì + chi phí phát sinh trong kì)/ (Khối lượng sản phẩm hoàn thành + Q'd)] * Q'd

(Q'd = sản phẩm dở cuối kì x % hoàn thành)

Trong đó: Q'd là khối lượng sản phẩm dang dở cuối kỳ đã quy đổi ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương theo mức độ hoàn thành.